Sự Khác Biệt Giữa Sàn Nâng Thủy Lực Và Sàn Nâng Cơ Khí?

Chào mừng đến với Rotomatik!

Công ty Rotomatik VN được biết đến là công ty có 100% vốn nước ngoài, được thành lập với mục tiêu mang lại giải pháp toàn diện về công nghệ nâng trước và vận chuyển vật liệu phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

 

Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp giải pháp toàn diện và các dịch vụ làm tăng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Sự Khác Biệt Giữa Sàn Nâng Thủy Lực Và Sàn Nâng Cơ Khí?

Khu vực bến xuất nhập hàng là nơi diễn ra nhiều hoạt động. Để đảm bảo một bến đỗ an toàn và hạn chế tối đa các tai nạn nguy hiểm, các nhà quản lý thường lắp đặt các thiết bị an toàn nhà kho. Trong đó Dock Leveler (Sàn Nâng Kỹ Thuật) được xem là một trong những giải pháp kho vận hiệu quả. Tuy nhiên, địa điểm hoạt động khác nhau đòi hỏi các loại Dock Leveler khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra loại Dock Leveler phù hợp với yêu cầu của mình.

 

Tìm hiểu Dock Leveler là gì?

Dock Leveler hay còn gọi Sàn nâng kỹ thuật (cũng có nơi gọi Cầu dẫn Container) là cầu nối giữa kho với container, cho phép xe tiếp xúc trực tiếp với cửa kho, đảm bảo quá trình xuất nhập hàng trơn tru, dễ dàng. Thiết bị thường được lắp đặt tại các cửa xuất hàng của nhà máy sản xuất, bến xuất nhập hàng, xưởng, bến cảng, bến tàu, … nơi các xe container bốc dỡ và vận chuyển hàng hóa từ nơi này đi nơi khác.

Dock Leveler được lắp đặt trong một hố rổng (dock) thiết kế ở mép ngoài của nhà kho. Khi hệ thống Dock được kích hoạt, sàn sẽ nâng lên, tấm gờ mở ra và tự động hạ xuống cho đến khi gờ kết nối với sàn. Dock Leveler giúp bao phủ " khu vực nguy hiểm" - là khoảng hở giữa bến xuất nhập hàng và thùng xe tải, nơi xe nâng xe đi qua trên 100,000 lần mỗi năm.

 

Các loại Sàn nâng kỹ thuật – Dock Leveler

Thiết bị Dock Leveler được ưa chuộng tại các kho xưởng, nhà máy bởi tính tiện lợi và khả năng nâng hàng hóa với nhiều tải trọng khác nhau. Hiện nay trên thị trường có 3 loại Dock Leveler cơ bản, gồm:

 

 

 

Trong đó Dock Leveler Thủy lực và Cơ khí được sử dụng khá phổ biến. Tuy đều có công dụng là thiết bị nâng hạ nhưng cấu tạo và cơ chế hoạt động của chúng lại hoàn toàn khác nhau.

Tùy thuộc vào đặc điểm khu vực lắp đặt và việc ứng dụng như thế nào, mỗi loại Dock Leveler sẽ phù hợp với các nơi làm việc khác nhau. Vì vậy cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ để lựa chọn loại Dock Leveler phù hợp nhất cho hoạt động tại kho của mình.

 

Phân biệt Dock Leveler Thủy LựcDock Leveler Cơ Khí

 

Dock Leveler Thủy Lực

Dock Leveler Cơ Khí

Cấu tạo

  • Lip
  • Dock
  • Sàn nâng Dock
  • Ben thủy lực chính cho sàn nâng, phụ cho mép sàn
  • Cao su giảm chấn
  • Motor điện, Hệ thống bơm thủy lực, Xy-lanh
  • Hệ thống Maintenance Strut (trụ chống) bảo vệ an toàn khi bảo trì
  • Hệ thống Toe Guard (lá thép bảo vệ hai bên)
  • Lip
  • Dock
  • Sàn nâng Dock
  • Hệ thống xích và bộ lò xo
  • Bộ khung
  • Cao su giảm chấn

Kết cấu

Thiết kế khung mở, dễ dàng thi công lắp đặt, bảo trì sản phẩm và vệ sinh hố dock.

Chất liệu

Sản xuất từ thép không gỉ, có vân giúp chống trượt, độ bền cao.

Cơ chế hoạt động

Hoạt động bằng bơm thủy lực để nâng hạ sàn, hoàn toàn tự động.

Việc điều khiển nâng/hạ qua thao tác nhấn nút.

Hoạt động bằng hệ thống xích lò xo đẩy phối hợp hệ thống cơ khí, kích hoạt thủ công.

Việc điều khiển nâng/hạ qua thao tác kéo dây xích lò xo.

Quá trình kích hoạt

Khi nhấn nút, toàn bộ tấm Leveler được nâng lên, Leveler và tấm lip ôm sát sàn xe tải, tạo thành một cầu container. Khi hoàn tất, nhấn nút (hoặc sử dụng chế độ tự động) để Leveler tự trở lại vị trí ban đầu.

Kéo dây xích lò xo để nâng Leveler và mở rộng tấm lip, Leveler có cơ chế giữ chặt không tự động hạ xuống. Người vận hành đi bộ trên Leveler và dùng trọng lượng cơ thể để hạ tấm Leveler xuống vừa khít độ cao sàn container.  Nếu container thấp hơn sàn nhà kho, kéo dây xích và rút chân phụ để hạ độ cao.

Lắp đặt và vận hành

  • Yêu cầu lắp đặt cố định
  • Vận hành tự động nên nhanh chóng.
  • Lắp đặt đơn giản, dễ dàng tháo và di dời đến nơi khác
  • Vận hành khá chậm vì sử dụng sức người

Ứng dụng

Phù hợp nơi có mạng lưới điện ổn định. lưu lượng vận tải lớn đòi hỏi việc luân chuyển hàng hoá nhanh chóng.

Phù hợp nơi có lưới điện yếu, công trình đang xây dựng, nơi ẩm ướt, kho bãi chứa các loại vật liệu dễ cháy, …

Ưu điểm

- Độ an toàn cao nhờ vận hành tự động, giảm thiểu tối đa sự cố trong quá trình vận hành dock.

- Tính thẩm mỹ cao

- Độ an toàn cao vì không sử dụng mạng lưới điện, không gây cháy nổ do chập điện.

- Không tiêu hao điện năng.

Nhược điểm

- Không thể lắp đặt nơi không có mạng lưới điện, vận hành phụ thuộc vào điện năng, không điện không sử dụng được

- Có thể xảy ra hiện tượng chập điện, gây sự cố khi vận hành.

- Chi phí sửa chữa cao hơn so với hệ thống Dock Leveler cơ khí

- Hệ kéo bằng dây xích nên dễ xảy ra tình trạng ket, gây cản trở trong việc nâng hạ.

- Cơ chế vận hành lò xo và các bộ phận chuyển động luôn phải chịu áp lực, đòi hỏi thay đổi thường xuyên.

- Lò xo cơ khí dễ bị tác động nhiệt (giãn nở mùa nóng, co rút mùa lạnh) nên phải điều chỉnh thường xuyên

 

Sàn nâng kỹ thuật - Dock Leveler Rite Hite đem đến cho khu vực giao nhận hàng hóa một giải pháp an toàn và tin cậy tuyệt đối; giúp giảm thiểu những thiệt hại về hàng hóa, thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo trì xe nâng và đặc biệt là tạo ra một môi trường làm việc chất lượng cho người lao động. Hãy đến với Rotomatik VN – đơn vị phân phối độc quyền các thiết bị an toàn nhà kho từ thương hiệu Mỹ Rite Hite, để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp cho nhà kho của mình.

 

-----------------------------------

Liên hệ ngay với Rotomatik VN để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp cho nhà kho của bạn:

Hotline: 0838 11 11 33

Mail: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. Bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.


Giỏ hàng